SƠN TƯỜNG GỒM NHỮNG BƯỚC GÌ?

Khi nhắc đến sơn tường, 80% mọi người sẽ nghĩ đến cầm lấy cây chổi và sơn ngay. Tuy nhiên có thực sự đơn giản như vậy? Trong bài viết này, các chuyên gia sơn của Jonux sẽ chia sẻ quy trình sơn tường chuyên nghiệp gồm những bước như thế nào!

1. Chuẩn bị

Chìa khóa của một công trình sơn móng mịn nằm ở công đoạn chuẩn bị! Chỉ khi làm sạch tường và sơn lót tốt bạn có thể tạo ra một lớp sơn lên màu và nhẵn mịn hoàn hảo. Công đoạn này gồm những thao tác sau:

1.1. Tháo gỡ hoặc che chắn các phụ kiện trên bề mặt tường cần thi công

tháo đồ

Bao gồm các tay nắm, nắp ổ cắm điện, công tắc và các vật dụng khác gắn trên tường. Thao tác này giúp tạo khoảng trống và tránh vướng víu khi thi công trên bề mặt. Bạn có thể lăn sơn 1 mạch mà chẳng cận tránh tránh, lựa lựa gì cả. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian và lớp sơn cũng đều hơn.

  • Với các thiết bị có ốc vít bạn chỉ cần tháo ra cẩn thận. Chú ý để gọn các bộ phận nhỏ để lắp lại sau khi sơn xong (tránh thất lạc).
  • Với những thiết bị không thể tháo rời, có thể dụng băng dính che chắn lại để tránh bị dính sơn.

1.2. Dọn dẹp đồ đạc trong phòng

Có thể di dời thì di dời. Nếu không đủ không gian di chuyển ra chỗ khác, có thể dời món đồ tránh xa khu vực tường sơn. Hoặc phủ bạt, vải chống thấm để tránh bị sơn văng vào khi thi công.

che đồ đạc

Vết sơn cực kì khó làm sạch và gần như không tẩy được khi dính trên vải. Do đó bảo vệ đồ đạc khỏi dính sơn là cực kì cần thiết.

1.3. Bảo vệ sàn

Trải bạt hoặc vải chống thấm hứng sơn rơi rớt xuống sàn khi thi công. Không dử dụng các chất liệu mỏng như giấy báo hay ga giường. Bởi chúng quá mỏng và không làm sạch được sơn. Nếu không đủ bạt che cả sàn, chỉ cần lấy 1 tấm và di chuyển theo vị trí tường thi công.

bảo vệ sàn

1.4. Lau rửa tường

Có thể sử dụng nước sạch hoặc dung dịch xà phòng nhẹ. tùy thuộc vào mức độ bám bẩn của tường. Bạn nên lau rửa nhẹ nhàng bằng giẻ sạch hoặc bọt biển. Điều này giúp làm sạch bụi và tăng khả năng bám dính cho lớp sơn khi thi công. Đối với các khu vực có vết cáu bẩn bám chặt như bếp hoặc tầng hầm. Một lượng nhỏ natri photphat (TSP) giúp bạn làm sạch nhanh hơn rất nhiều.

lau rửa tường

1.5. Che chắn bằng băng dính

Sử dụng băng dính che chắn sơn để bảo vệ các mép tường, mép cửa, các bộ phận, phụ kiện không thể tháo rời. Cần đảm bảo các mép dán chính xác và chắc chắn để không bị lem nhem.

che chắn bằng băng dính

Băng dính chuyên dụng này có nhiều kích cỡ, được bán ở các cửa hàng vật liệu và siêu thị. Bạn nên mua nhiều loại để phù hợp với các phần khác nhau khi thi công.

2. Sơn lót

sơn lót

Sơn lót cực kì quan trọng trong thi công sơn tường. Không những giúp cho sơn bám dính tốt hơn, lên màu chuẩn hơn mà còn bảo vệ kết cấu bề mặt công trình tránh các tác nhân của môi trường. Bởi khả năng chống thấm, chống ẩm, kháng kiềm hiệu quả.

sơn lót

Dùng chổi để quét sơn tại các góc, mép cửa,… các khu vực khó sơn, các vết nứt nhỏ, xung quanh các ổ điện, hốc tường không thể sử dụng cây lăn. Quét đều tay, dài và mịn. Nhớ dùng băng dính cố định các mép để tránh bị lem sơn.

sơn tường bằng sơn lót

Phủ sơn lót lên các khu vực còn lại. Lớp sơn không cần quá dày nhưng cần nhẵn và đều để tạo độ bám dính tốt cho lớp sơn phủ. Để lớp sơn lót ổn định, cần chờ khoảng 4 tiếng. Vì vậy thời gian lí tưởng là sơn lót vào chiều tối, sáng sau có thể tiếp tục sơn phủ mà không cần chờ đợi lâu.

3. Sơn tường

3.1. Chọn sơn

Muốn chọn loại sơn thích hợp, bạn cần cân nhắc cả màu sắc và kết cấu của sơn. Chẳng hạn như, các khu vực cần nhiều ánh sáng như phòng khách và toa lét thì có thể chọn các màu phấn nhạt. Các màu tối tạo cảm giác rộng hơn cho các khu vực bếp.

Màu sơn theo phong thủy cũng cực kì quan trọng! Bạn có thể tham khảo Phần mềm chọn màu sơn theo mệnh TẠI ĐÂY!

Thêm vào đó các không gian độ ẩm cao như phòng tắm, tolet cần chọn sơn có khả năng chống ẩm, chống thấm tốt hơn.

3.2. Trộn sơn

trộn sơn

Kể cả khi sơn đã được trộn sẵn, vẫn cần trộn lại cho mịn trước khi thi công. Bạn có thể dùng máy trộn sơn điện hoặc dùng cây trộn sơn cầm tay. Thao tác này giúp hạn chế tình trạng dầu và màu bị tách ra, lớp sơn thi công đều màu và có độ phủ tốt hơn.

3.3. Sơn các mép bằng chổi sơn

sơn mép tường bằng chổi

Nhúng chổi vào sơn và để sơn nhỏ bớt xuống trước khi sơn. Cầm nghiêng chổi và bắt đầu quét từ các góc và sử dụng cây lăn sơn cho các phần còn lại. Tương tự như khi sơn lót, thao tác này cũng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sơn màu đồng nhất.

3.4. Sơn phủ bề mặt có diện tích rộng bằng cây lăn sơn

Nên sơn theo hình “M” hoặc”W”, sơn tới sơn lui các khoảng tường 1m*1m ok xong mới chuyển sang phần khác.

sơn phủ

Cây lăn sơn có gậy dài sẽ giúp thao tác linh hoạt hơn. Bạn chỉ cần đứng 1 chỗ có thể sơn ở các khu vực cao và xa hơn

3.5. Sơn tường 1 – 2 hay nhiều lớp?

sơn tường

Tùy thuộc vào mong muốn của gia chủ. Nếu lớp sơn lót hoàn hảo thì có khi bạn chỉ cần sơn phủ 1 lần đã đủ lên màu chuẩn. Còn nếu muốn đậm hơn thì sơn thêm 1 vài lớp đến khi ưng. Các lớp sơn cách nhau 2-4 tiếng.

Hãy ngắm lại xem bạn đã sơn đều tay chưa? Đảm bảo các chỗ sơn không bị mỏng gây lem nhem. Sơn phủ sẽ khô lâu hơn sơn lót, cần cả 24 – 28 tiếng để sơn khô hẳn. Vì vậy cần hạn chế động chạm làm lem sơn.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Jonux sẽ giúp ích cho bạn khi thi công ngôi nhà của mình. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm các vấn đề liên quan đến sơn, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/sonjonux

 

 

 

 

 

Tin liên quan

SƠN BỊ BONG TRÓC – PHẢI LÀM SAO ĐÂY?

Lớp sơn bị mốc, khô và bong tróc là một trong những lý do khiến ngôi nhà của bạn trở nên kém thẩm mĩ hơn, điều này còn là nguyên

PHONG CÁCH SƠN NHÀ CHÂU ÂU – BẠN ĐÃ THỬ HAY CHƯA ?

Mỗi phong cách, xu hướng đều có những đặc điểm, độ tinh tế khác nhau làm toát lên vẻ đẹp riêng của những công trình. Đến với phong cách sơn

[Giải đáp] Sơn tường có sơn sắt được không?

Khi xây dựng và trang trí nhà cửa, sơn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ bề mặt mà còn trong việc nâng cao thẩm mỹ

Quy trình sơn chống thấm ngoài trời cho công trình Việt.

1. Sơn chống thấm ngoài trời là gì? Sơn chống thấm ngoài trời hay còn được gọi là phụ gia chống thấm, trong sản xuất sơn nước, là vật liệu

máy ép ống thủy lực | ống thủy lực | ống tuy ô thủy lực | máy bấm ống thủy lực |  Sơn nội thất | Sơn ngoại thất | quy trình sơn chống thấm ngoài trời | quy trình sơn chống thấm sơn chống thấm ngoài trời | sơn chống thấm | hãng sơn tốt nhất hiện nay | lịch sử ngành sơn việt nam

Copyright - Công ty Cổ phần Jonux Châu Á

0896 518 518